Cụm từ “Chuyển đổi số” đã trở nên quá quen thuộc với các doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong những năm gần đây. Đây được xem là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Tuy nhiên trong giới hạn về nguồn lực, quy mô, kinh nghiệm triển khai thì không phải dễ dàng chuyển đổi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bài toán chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp số hòa mình vào cùng dòng chảy số trong xã hội được coi là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại và thành công của các doanh nghiệp hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những khía cạnh mà “ứng dụng công nghệ – chuyển đổi số” ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.
1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì ?
Chuyển đổi số được hiểu là quá trình áp dụng công nghệ số và các công cụ kỹ thuật trong quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Có thể kể đến như: sử dụng dữ liệu số, tự động hóa các quy trình, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tạo một trải nghiệm tốt hơn cho cả nhân viên và khách hàng. Nhằm đem lại mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí, tối ưu nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Chuyển đổi số có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của một tổ chức, bao gồm:
Quy trình kinh doanh: Khi áp dụng chuyển đổi số doanh nghiệp tối ưu hóa và tự động hóa các quy trình kinh doanh của mình góp phần tăng năng suất và hiệu suất làm việc. Có thể kể đến như các ứng dụng CRM quản lý một cách hệ thống hóa quan hệ khách hàng, giúp doanh nghiệp nắm rõ thông tin khách hàng, nhân viên tương tác với khách hàng ra sao, phân loại khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Sản phẩm và dịch vụ: Công nghệ không ngừng phát triển và cải tiến điều này cho phép doanh nghiệp đem tới những sản phẩm mới mẻ, không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.
Khách hàng và trải nghiệm người dùng: Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận gần khách hàng, người dùng hơn, tạo điều kiện tương tác tốt với khách hàng của mình thông qua các nền tảng, kênh trực tuyến.
Văn hóa tổ chức: Một khi áp dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp, điều tất yếu văn hóa và cách làm việc của con người trong tổ chức cũng phải thay đổi. Tạo thay đổi tích cực trong tư duy, kỹ năng, quy trình làm việc của nhân viên.
Quản lý dữ liệu và phân tích: Khi áp dụng và hệ thống hóa các dữ liệu trên nền tảng số, việc này giúp cho chủ doanh nghiệp, những người quản lí có thể truy xuất dữ liệu ngay lập tức, đánh giá hoạt động doanh nghiệp bằng các số liệu cụ thể điều này góp phần hỗ trợ đem đến những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.
Có thể nói, việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một quá trình đòi hỏi phải liên tục, cải tiến, đặt biệt nhất là sự cam kết từ các cấp bậc trong tổ chức để theo đuổi mục tiêu chuyển đổi số đến cùng. Có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số trong giai đoạn đầu, nhưng vì thiếu tính cam kết, đôn đúc, giám sát đặc biệt là ở cấp quản lý nên việc chuyển đổi bị gián đoạn và thất bại.
2. Những khó khăn của doanh nghiệp SMEs trong chuyển đổi số
Dù biết chuyển đổi số là tất yêu trong một nền kinh tế số, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng thành công. Và rất nhiều khó khăn gặp phải, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dưới đây Kensol có thể liệt kê một số khó khăn mà SMEs gặp phải như:
Hạn chế về nguồn lực: SMEs thường có nguồn lực hạn chế về nhân lực, tài chính và kiến thức chuyên môn trong chuyển đổi số. Thường trong giai đoạn đầu triển khai các tổ chức phải đầu tư về tài chính ban đầu, thuê chuyên gia, và đào tạo cho nhân viên. Những điều trên có thể gây áp lực và sự e dè của các chủ doanh nghiệp khi đứng trước quyết định: Thay đổi hay là không?
Chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số: Không phải một chủ doanh nghiệp hay cấp quản lý nào ở SMEs đều hiểu công nghệ và lợi ích thực tế nó mang lại.
Khả năng hòa nhập và thích nghi của tổ chức: Như đã đề cập ở trên chuyển đổi số đòi sự cam kết của tất cả các cấp bậc trong doanh nghiệp. Khi áp dụng doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thay đổi quy trình kinh doanh, văn hóa tổ chức và cách làm việc của nhân viên đòi hỏi sự linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi của tổ chức.
Ngoài ra một số lý do khác có thể kể đến như: tính bảo mật thông tin. SMEs có thể gặp khó khăn trong tài chính nên không đầu tư đủ để xây dựng hệ thống bảo mật cũng như người có kiến thức chuyên môn để đối phó với các mối đe dọa an ninh mạng.
3. Đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs
Kensol – Đối tác tin cậy của các doanh nghiệp SMEs trong hành trình chuyển đổi doanh nghiệp thành doanh nghiệp số. Thấu hiểu những khó khăn, trở ngại của Doanh nghiệp SMEs trong việc tiếp cận thông tin, hạn chế về chi phí, nguồn lực và năng lực triển khai trong việc xây dựng nền tảng quản trị Doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ, KENSOL ra đời với mục tiêu đồng hành cùng Doanh nghiệp thông qua giải pháp tích hợp tư vấn xây dựng HTQL theo các Tiêu chuẩn quốc tế đồng thời cung cấp giải pháp chuyển đổi số phù hợp với nhu cầu và điều kiện đặc thù của từng Doanh nghiệp.
Cùng với đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và việc lựa chọn là đối tác của nhiều nền tảng số hóa uy tín, hàng đầu, KENSOL tin tưởng sự đồng hành của chúng tôi sẽ giúp Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng nền móng đầu tiên trong hành trình phát triển, vươn ra biển lớn.
Liên hệ với chúng tôi để nhận những tư vấn cụ thể, phân tích thực trạng doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.